Điều kiện Đúng và Đủ

Việc tố cáo hay cung cấp thông tin của 1 người bị tố cáo trên website Phòng chống lừa đảo cần chính xác, vì lừa đảo thì không hay sài nick thật, hình ảnh hay thông tin thật để đi lừa đảo. Thông tin không rõ ràng sẽ không thuyết phục được người khác là người đó lừa đảo

Điều kiện đúng là gì?

Là bạn phải biết đâu là thông tin chính xác để tố cáo lên website Phòng chống lừa đảo, những thông tin đó là gì:

  • Là số điện thoại bạn liên hệ trực tiếp với kẻ đó (Không phải là số điện thoại nó cung cấp nhưng bạn chưa làm việc trực tiếp như số nhà xe chuyển hàng,… vì lừa đảo thì số 113 nó cũng có thể bảo là số của chính công ty nó)
  • Là họ tên trên số tài khoản ngân hàng bạn chuyển khoản vào (Không phải là tên trên facebook, hay zalo. Lừa đảo có thể dùng nick ảo hoặc nick ăn cắp của người khác để tạo sự uy tín, nếu tên trên số tài khoản ngân hàng khác tên trên mạng xã hội thì đó là cái mùi của sự lừa đảo mà bạn nên nhận ra từ sớm)
  • Là địa chỉ gửi hàng trực tiếp trên nhãn của đơn vị vận chuyển (Không phải là địa chỉ ở biên giới, hay bên Mỹ thoa nào đấy)

Là những thông tin chính xác bạn tìm được và có bằng chứng rõ ràng bằng hình ảnh/video/âm thanh
Chúng tôi không chấp nhận những bài tố cáo không có bằng chứng rõ ràng và chính xác.

Điều kiện đủ là gì?

Khi bạn tố cáo, bạn cần điền đầy đủ thông tin bên dưới:

  1. Hình thức lừa đảo

    • Lừa đảo tiền cọc: Hình thức lừa đảo dựa trên sự uy tín, yêu cầu người mua hàng chuyển cọc trước để đảm bảo. Sau đó không chuyển hàng và chặn liên lạc người mua hàng
    • Bán hàng đểu: Hình thức bán hàng với chất lượng tệ, thậm tệ so với thông tin được rao bán và giới thiệu cho người mua. Đương nhiên giá trị của món hàng cao hơn giá trị thực của nó
    • Giả dạng thương hiệu khác: Hình thức giả dạng 1 thương hiệu khác, dùng hình ảnh sản phẩm của thương hiệu khác để mua bán, sẽ yêu cầu người mua gửi tiền cọc trước hoặc bán hàng đểu với giá cao,…
    • Treo đầu dê bán thịt chó: Bán hàng không đúng loại đã giới thiệu cho người mua. Mua cái iphone nhưng giao hàng không cho đồng kiểm, bên trong bạn nhận được 1 cục gạch hay 1 cái băng vệ sinh
    • Giả dạng ngân hàng cho vay: Giả danh ngân hàng, giả giấy tờ, con dấu để cho người dùng vay, nhưng thực tế là lấy danh của người vay đi vay tiền từ ngân hàng, người bị hại là người phải trả nợ cho ngân hàng trong khi không nhận được đồng nào.
    • Chuyển khoản từ nước ngoài về: Mua bán với người ở trong nước sau đó yêu cầu người bán hàng đăng nhập tài khoản vào 1 website lừa đảo (phishing) mà người mua hàng cung cấp để nhận tiền. Website phishing sẽ lấy cắp thông tin ngân hàng của người dùng
    • Việc làm thủ công tại nhà: Cũng tương tự như hình thức lừa đảo tiền cọc, nhưng không bán hàng mà yêu cầu người bị hại cọc trước để đảm bảo chuyển vật liệu để làm tại nhà. Hình thức lừa đảo này rất thất đức!
    • Việc làm online tại nhà: Cũng tương tự như làm thủ công tại nhà, người bị hại có thể tổn hại về thời gian và tiền cọc, thậm chí còn bị lừa x2 x3 vì phải chuyển tiền cho kẻ lừa đảo mới lấy được tiền online
    • Ăn xin 4.0: Hình thức lừa gạt sự cảm thông, động lòng của người hảo tâm. Bằng cách sử dụng hình ảnh thê lương của những cá nhân khác để kêu gọi ủng hộ rồi trục lợi riêng cho bản thân
    • Hình thức lừa đảo khác: Những hình thức lừa đảo tinh vi khác mà không thể định nghĩa được tên, hoặc bao gồm nhiều hình thức khác nhau mà chúng tôi chưa cập nhật kịp
  2. Số tiền:

    • Đơn vị tính tại website của chúng tôi là ₫ (vnd)
  3. Các thông tin về kẻ lừa đảo đó (Các thông tin này cần phải có bằng chứng bằng hình ảnh đính kèm cụ thể):

    • Họ tên giới tính, số cmnd/cccd, địa chỉ của kẻ lừa đảo
    • Số điện thoại, số tài khoản ngân hàng hoặc ví điện tử của kẻ lừa đảo
  4. Nội dung và tiêu đề của bài tố cáo là 2 yếu tố quan trọng:

    • Tiêu đề: cần tóm tắt nội dung bài tố cáo, phải trả lời được các câu hỏi sau: ai lừa đảo?lừa đảo gì?
    • Nội dung: cần nói rõ hoàn cảnh mà bạn bị lừa, cách thức lừa đảo của kẻ lừa đảo.
      Bạn nên nhớ là bạn tố cáo để cho người khác biết người đó lừa đảo vì điều gì. Nên những nội dung chỉ vỏn vẹn 2 3 chữ kiểu: "Thằng này lừa đảo", "Con chó này lừa tôi bà con tránh xa" nó chẳng giúp ích được gì và chúng tôi phải mắc công xóa chúng.
  5. BẰNG CHỨNG

    • Bằng chứng bằng hình ảnh video là thứ mọi người quan tâm hàng đầu để xem thứ bạn tố cáo có đúng hay không
    • Bằng chứng như nào mới đủ? -> Là thể hiện rõ kẻ đó lừa đảo bạn như nào bao gồm thông tin của kẻ lừa đảo:
      • Cần hình ảnh số tài khoản ngân hàng, số điện thoại mà kẻ lừa đảo cung cấp cho bạn
      • Cần hình ảnh bill bạn đã chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng
      • … Và nếu được bạn có thể cho full đoạn lượn lẹo của kẻ lừa đảo lên để mọi người biết rõ.

Bạn tố cáo nhưng không đủ bằng chứng và chúng tôi duyệt. Rồi một ngày nào đó, ai đó chụp màn hình fb của bạn và tố cáo bạn lừa đảo. Chúng tôi cũng duyệt thì sao đây?