Tìm kiếm theo thông tin cụ thể:

Lừa đảo: Chương trình "em là bác sĩ nhí" lừa đảo! Nhưng lừa đảo gì? - Hình thức lừa đảo: Giả dạng Công an/Cơ quan chức năng - Số tiền: 0 ₫ - Họ tên: Em là bác sĩ nhí Đỗ Thanh Thảo - Số điện thoại: 0922518393 - Link MXH: https://www.facebook.com/702bacsinhi2023 - Link bài phốt: https://www.facebook.com/PhongChongLuaDaoVN/posts/pfbid0U1pch279nWiMLN3bK5k5V1gKM5cygfJwc66GUtwYv5Mds1fTA8y7f1hMhWPdkRRtl

Ok

Chương trình "em là bác sĩ nhí" lừa đảo! Nhưng lừa đảo gì?

0

Bọn lừa đảo mạo danh trường Đại học Y Dược TP.HCM để đăng tin chiêu mộ các em học sinh tham gia chương trình “Em là bác sĩ nhí” - Thực chất là chiêu mộ phụ huynh của các em học sinh, để lừa đảo làm “nhiệm vụ”. Cùng hình thức với các hình thức lừa đảo “tuyển mẫu nhí”, “chiến sĩ nhí” nhưng khác tên thôi!
Chương trình 'em là bác sĩ nhí' lừa đảo!
chương trình 'em là chiến sĩ nhí' lừa đảo!

I: Bọn lừa đảo này sẽ tạo hàng chục, hàng trăm các fanpage và chạy quảng cáo như bên dưới với nội dung hấp dẫn:

CHƯƠNG TRÌNH " BÉ LÀ BÁC SĨ NHÍ " LÀ SỰ KIỆN HƯỚNG NGHIỆP BÁC SĨ SIÊU NHÂN NHÍ CỦA BỘ Y TẾ NĂM 2023 .
👉🏻 Độ Tuổi Chiêu Mộ : Từ 5-15 tuổi .
✨ Chương trình được tổ chức chính tại Trung tâm Mô phỏng và Trải nghiệm nhiều kỹ năng, gồm nhiều nội dung ý nghĩa và bổ ích như :

  • Cung cấp cho các bé một trải nghiệm giống như một bác sĩ nhí thực thụ. Các bé sẽ được hóa trang thành các bác sĩ nhí và tham gia vào các hoạt động giả lập khám bệnh, điều trị và chăm sóc sức khỏe.
  • Hướng dẫn các bé về kiến thức y học cơ bản, từ cách đo thân nhiệt và huyết áp, cho đến cách sử dụng các thiết bị y tế cơ bản.
  • Tạo ra một môi trường giả lập bác sĩ nhí thú vị và an toàn, nơi các bé có thể học hỏi và phát triển kỹ năng thông qua các trò chơi và hoạt động thực tế.
  • Các bé sẽ có cơ hội trải nghiệm cuộc sống làm bác sĩ nhí trong một môi trường an toàn và giả lập.
  • Được hướng dẫn và truyền cảm hứng từ các chuyên gia y tế giàu kinh nghiệm.
  • Nhận chứng chỉ hoàn thành chương trình bác sĩ nhí và giấy khen vinh danh.
  • Tham gia vào các hoạt động và sự kiện y học cho trẻ em, gặp gỡ và kết bạn với các bạn nhỏ có cùng đam mê.
  • Tặng học bổng Búp Măng Non hàng năm trị giá 15.000.000VND.
  • Tặng 1 Balo và 1 xe đạp mini .
  • Tặng gói bảo hiểm Y Tế từ 1 ngày tuổi đến 17 tuổi Của BỘ Y TẾ
  • Tặng 1 khóa học tiếng Anh tại trung tâm đào tạo Tiếng Anh Apolo để giúp bé có hành trang vững hơn cho ước mơ của mình sau này .
  • ĐẶC BIỆT : Chương trình cam kết nếu khi bé là thành viên chính thức của chương trình huấn luyện " Em là Bác Sĩ Nhí " sau khi hoàn thành chương trình học phổ thông nếu như bé nhà mình có nguyện vọng học làm bác sĩ thì BTC tạo điều kiện cho các bé nếu như đạt đủ tiêu chuẩn đầu vào.

II: Dẫn dụ phụ huynh học sinh liên hệ qua Zalo, Telegram để lừa đảo

  1. Khi phụ huynh comment vào bài viết hoặc chủ động inbox cho page chạy quảng cáo thì chúng sẽ cung cấp thông tin cơ bản với nhiều lợi ích y như quảng cáo ở trên sau đó bảo phụ huỳnh liên hệ với người dẫn dắt lừa đảo qua Zalo (cụ thể cho trường hợp này là sdt: 0922518393 - chuyên viên “Đỗ Thanh Thảo”)

  2. Khi liên hệ qua zalo thì “chuyên viên” kia tự xưng là nhân viên của phòng tuyển sinh chương trình huấn luyện ngoại khóa “Em là bác sĩ nhí” trường Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh. Yêu cầu phụ huynh cung cấp thông tin phụ huynh và em học sinh muốn tham gia chương trình, cùng với đó là cung cấp các thông tin ảo ma ca na đa về quyền lợi cũng như lợi ích cho bé và phụ huynh.

Tiếp theo là gửi link google documents để phụ huynh điền thông tin cá nhân của phụ huynh và học sinh vào (ở link đó có kha khá thông tin của các phụ huynh ảo khác, bọn chúng làm vậy để phụ huynh tin tưởng mà điền thông tin)

  1. Cuối cùng sẽ là dẫn dắt nạn nhân qua Telegram với lý do tham gia vào nhóm các phụ huynh khác tham gia chương trình. Nhưng thực chất là để lừa đảo phụ huynh.
    • Nhưng lừa đảo kiểu gì, tại sao cứ phải là Telegram?
    • Vì telegram dễ dàng đăng kí, không yêu cầu xác minh danh tính, không bị kiểm soát ngôn ngữ hình ảnh hay video. Quan trọng là dễ dàng xóa tin nhắn 2 chiều, ở phía bạn và đối phương mà không để lại dấu vết gì cả, lừa đảo kiểu gì thì xem tiếp nội dung bên dưới

III: Cách lừa đảo

  1. Khi phụ huynh tham gia telegram bọn chúng sẽ cho phụ huynh (lúc này đã được tính là con mồi rồi) vào các group của bọn chúng. Ở đây có khá nhiều phụ huynh khác cùng tham gia, nhưng thực chất là những nick ảo được kiểm soát bởi bọn lừa đảo.
  2. Sẽ có người hướng dẫn yêu cầu các phụ huynh thực hiện các nhiệm vụ để giúp các em học sinh đạt thành tích chuẩn bị cho chương trình huấn luyện ngoại khó,… hay bất cứ các lý do nào khác mà bọn lừa đảo nghĩ ra. Nhiệm vụ ở đây có thể là like page, like bài viết trên facebook, youtube, tiktok,… hoặc là tải các app, đánh giá,…
  3. Tiếp theo sẽ là các nhiệm vụ khác, mà lúc này nhiệm vụ sẽ là chuyển tiền để làm này làm kia với lời hứa hẹn là làm xong sẽ được trả lại tiền + tiền hoa hồng.
    Tiền lúc này sẽ nhỏ, vài chục hoặc 100, 200 nghìn. Nếu bạn chần chừ thì bọn lừa đảo sẽ dùng các nick phụ huynh ảo kia giả là đã làm nhiệm vụ xong (chụp màn hình báo đã chuyển tiền, đã nhận được tiền,…)
    Bạn làm theo thì bạn cũng sẽ được hoàn tiền + tiền hoa hồng như hứa hẹn.
  4. Lúc này bọn chúng sẽ báo nhiệm vụ tiếp theo, số tiền sẽ tăng dần. Có thể là vài trăm đến 1 hoặc 2 triệu.
    Bọn lừa đảo cũng sẽ dùng các nick ảo kia để giả là đã làm xong nhiệm vụ để bạn làm theo.
    Bạn làm theo bọn chúng rồi và đi hỏi sao không được nhận tiền thì sẽ được báo là cần phải làm tiếp nhiệm vụ nữa mới rút được tiền về. Nếu bạn không làm thì sẽ không được rút tiền về, kèm theo là học sinh không được tham gia chương trình “em là bác sĩ nhí” nữa, đồng thời những người khác trong nhóm không được tham gia tiếp nữa.
    Tiếp đến là bọn chúng sẽ dùng các nick phụ huynh ảo kia để hối thúc, trách móc vì bạn làm ảnh hưởng đến họ.
  5. Khi bạn chuyển tiền cho bọn chúng thì bạn cũng sẽ không thể rút tiền về, vì cần phải làm thêm nhiệm vụ nữa (nhiệm vụ kép, nhiệm vụ đôi, nhiệm vụ con,…)
    Tất cả bạn có thể làm là chuyển tiền với số tiền tăng dần để có thể làm xong nhiệm vụ.
    LÚC NÀY BẠN ĐÃ BỊ BỌN LỪA ĐẢO ĐÁNH VÀO NỖI SỢ TÂM LÝ - SỢ MẤT TIỀN vì số tiền bạn đã chuyển cho bọn chúng khá nhiều rồi, muốn rút về chỉ có cách chuyển tiền tiếp cho bọn chúng để rút tiền về.
    => Bạn đọc lại dòng in đậm bên trên xem, bạn có thấy cái gì đó lấn cấn không. Chuyển tiền để rút tiền về? là rút tiền về hay vứt tiền ra ngoài cửa sổ

IV: Xử lý như nào khi đã bị lừa?

Hình thức lừa đảo này xuất phát từ bọn Trung Quốc tại Campuchia, nhưng đã bị 1 số con sâu mang về VN để hành nghề lừa đảo. Công an đã bắt 1 số nhóm và đã có công bố báo chí.
Các bạn có thể tìm hiểu chi tiết về hình thức lừa đảo ở Campuchia tại các bài viết này:

Việc của các bạn sau khi đã bị lừa đảo là hãy đi ra công an gần nơi bạn sinh sống nhất để tố cáo lừa đảo, và đợi công an tổng hợp thông tin rồi xử lý. Nếu bọn lừa đảo ở VN và bị bắt thì công an sẽ hỗ trợ hoàn trả tiền cho bạn. (Đừng tin những con “kền kền” hỗ trợ lấy tiền online nhé)
Nhưng trước khi đi ra công an bạn cần chụp lại màn hình tin nhắn để lưu trữ lại tránh trường hợp bị bọn chúng xóa tin nhắn 2 chiều.
Tuy nhiên nếu đã bị xóa rồi thì cũng không cần lắm, các bạn ra công an trình báo chi tiết và kí xác nhận: “những điều tôi nói là sự thật và chịu hoàn toàn trách nhiệm với pháp luật” là được.

(҂`_´)⚔ 9 tháng trước
Trạng thái: Mới ⟶ Ok
avatar
![][1.jpg] **Strong** # Title `code` ```code block```
Markdown live view
Tệp đính kèm
Hình thức lừa đảo Giả dạng Công an/Cơ quan chức năng
Số tiền 0 ₫
Họ tên Em là bác sĩ nhí
Đỗ Thanh Thảo
Số điện thoại 0922518393
Link MXH https://www.facebook.com/702bacsinhi2023
Link bài phốt https://www.facebook.com/PhongChongLuaDaoVN/posts/pfbid0U1pch279nWiMLN3bK5k5V1gKM5cygfJwc66GUtwYv5Mds1fTA8y7f1hMhWPdkRRtl
Người theo dõi 1 Theo dõi Bỏ theo dõi